Trang chủ > Tin Tức

Dự báo sâu bệnh tổng hợp nửa đầu tháng 3/2025

2025-03-11
Tình hình thời tiết: Theo dữ liệu Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Tình hình thời tiết: Theo dữ liệu Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Các tỉnh Bắc bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,2 0C;   Cao nhất: 33,8 0C;        Thấp nhất: 13,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84,3 %;    Cao nhất: 94,9%;        Thấp nhất: 61,9 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, ban ngày có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa và chiều trời nắng. Cuối kỳ, trời chuyển rét.

- Dự báo trong tuần tới: 

+ Trung du miền núi phía Bắc: Khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác. Trời rét, vùng núi và trung du có rét đậm; riêng Lai Châu và Điện Biên trời lạnh. Từ ngày 09/03, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm có mưa nhỏ vài nơi. Từ ngày 08-09/03, trời rét; sau đó về đêm và sáng trời rét. Từ ngày 12 đến 13/03, đêm và sáng trời lạnh.

+ Đồng bằng sông Hồng: Thời gian từ ngày 06-13/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng nhẹ. Từ khoảng ngày 07-09/03, trời rét, có nơi xảy ra rét đậm; sau đó, về đêm và sáng trời rét. Từ khoảng ngày 12-13/03 đêm và sáng trời lạnh.

Các tỉnh Bắc Trung bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,4 0C;        Cao nhất: 32,2 0C;         Thấp nhất: 15,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 90,83 %;       Cao nhất: 95,8 %;          Thấp nhất: 85,6 %.

- Nhận xét: Từ ngày 28/02 đến 06/03, đầu và giữa kỳ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Cuối kỳ, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa rải rác; đêm và sáng sớm trời lạnh. Từ tối ngày 05/03, trời chuyển rét.

- Dự báo trong tuần tới: Khu vực có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa và chiều trời nắng, đêm có mưa nhỏ vài nơi. Từ khoảng ngày 08-09/03, trời rét; sau đó, về đêm và sáng trời rét.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Duyên hải Nam Trung b (DHNTB):

Nhiệt độ:  Trung bình: 25,9 0C;       Cao nhất: 31,0 0C;         Thấp nhất: 22,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 83,8 %;        Cao nhất: 88,8 %;          Thấp nhất: 77,4 %.

Tây Nguyên:  

Nhiệt độ:  Trung bình: 22,4 0C;       Cao nhất: 34,2 0C;         Thấp nhất: 12,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 79,04 %;      Cao nhất: 86,8 %;          Thấp nhất: 71,6 %.

- Nhận xét: Trong kỳ qua, khu vực Đồng bằng ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương mù, có mưa rải rác vài nơi. Khu vực Tây Nguyên, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời se lạnh, có sương mù. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

- Dự báo trong tuần tới:

+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 07-13/03, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng. Riêng khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, từ ngày 08-10/03 có khả năng xuất hiện mưa, mưa rào rải rác, sau có mưa vài nơi. Ngày 08/03, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời rét.

+ Tây Nguyên: Từ ngày 07-13/03, mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; ban ngày trời nắng, có nơi xuất hiện nắng nóng.

Các tỉnh Nam bộ  

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,8 0C;       Cao nhất: 35,8 0C;          Thấp nhất: 23,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 75,0 %;        Cao nhất: 82,0 %;           Thấp nhất: 66,3 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, thời tiết chủ yếu có mưa rào và dông vài nơi.

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07-13/03, mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ban ngày trời nắng, có nơi xảy ra nắng nóng.

 Dự báo Sinh Vật Gây Hại chủ yếu trong kỳ tới

 Trên cây lúa

Các tỉnh Bắc Bộ:

Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục hại tăng trên các giống nhiễm đặc biệt những ruộng xanh tốt bón thừa đạm trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại phổ biến như: Ốc bươu vàng, chuột, bệnh nghẹt rễ, ... tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bọ trĩ, ruồi đục nõn, bệnh đốm nâu, tuyến trùng rễ tiếp tục hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình trên lúa sạ và lúa mới cấy.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ:

- Bệnh đạo ôn lá: tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm- chính vụ, nhất là trên các giống nhiễm, ruộng gieo dày và bón thừa đạm. Lưu ý: các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Bình) và lúa trà sớm tại Nghệ An, Hà Tĩnh,.. cần tăng cường công tác điều tra phát hiện bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm trong vùng để chủ động phòng trừ kịp thời khi bệnh còn phát sinh diện hẹp.

- Chuột: tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh- đứng cái tại các tỉnh trong vùng, nhất là những khu vực gần khu dân cư, gò bãi, mương máng lớn, ...; mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng;

Ngoài ra, các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, ruồi đục nõn, tuyến trùng rễ,... tiếp tục phát sinh gây hại, mật độ tăng trên lúa Đông Xuân sớm, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Ốc bươu vàng hại nặng cục bộ trên lúa muộn tại Thanh Hóa, Nghệ An.  

Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh đen lép hạt,... tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên lúa Đông Xuân sớm- chính vụ. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,... tiếp tục hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra, các đối tượng như: Chuột tiếp tục gây hại trên các trà lúa, cục bộ hại nặng trên lúa giai đoạn đòng, trỗ; Ốc bươu vàng, bọ trĩ, bệnh đốm nâu, khô vằn.. tiếp tục hại nhẹ đến trung bình.

Các tỉnh Nam bộ:

- Rầy nâu: trên đồng ruộng, chủ yếu rầy tuổi 2-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên lúa giai đoạn đòng trỗ-chín.

- Bệnh đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, đen lép hạt: tiếp tục phát triển và gây hại giai đoạn đòng- trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dầy, bón thừa phân đạm. Chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra kỹ để phát hiện sớm và có biện phát kiểm soát kịp thời.

- Chú ý Chuột gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín. Áp dụng các biện pháp diệt chuột trên diện rộng, mang tính cộng đồng để có hiệu quả cao.

Ngoài ra, các tỉnh có diện tích nhiễm sâu năn (muỗi hành) cần tiếp tục theo dõi diễn biến sâu hại trên đồng ruộng, nhất là trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, đồng thời theo dõi bẫy đèn để phát hiện thời gian cao điểm trưởng thành để có các biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả. Khuyến cáo bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, chăm sóc cho cây lúa khỏe, tăng khả năng phục hồi.

Trên cây trồng khác

Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu xám, sâu khoang, bệnh héo xanh, bệnh lở cổ rễ,...tiếp tục gây hại trên ngô Xuân giai đoạn cây con – phát triển thân lá, mức độ hại phổ biến từ nhẹ- trung bình, cục bộ hại nặng.

Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước, đặc biệt khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại khác như bọ phấn trắng, rệp sáp,... .

Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, ruồi đục lá+quả, bệnh trên thân - lá - rễ,... tiếp tục gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự. Sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, bệnh xoăn lá virus cà chua, bệnh sưng rễ bắp cải,.. tiếp tục gây hại. Sâu khoang, sâu xám, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh,... tiếp tục hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lạc, đậu đỗ vụ Đông Xuân giai đoạn phát triển thân lá - ra hoa.

Trên cây ăn quả:

- Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, sâu vẽ bùa, rệp, nhện đỏ,... tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục hại chủ yếu trên cây nhãn tại các tỉnh phía Nam;  Sâu cuốn lá, sâu đo, bệnh thán thư tiếp tục hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ do Phytophthora sp., bệnh thán thư,…tiếp tục hại; Mọt đục cành, rầy bông, bệnh thối rễ,…hại cục bộ.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, ốc,...tiếp tục gây hại trên các vườn thanh long.

- Cây dừa: Chú ý bọ cánh cứng, sâu đầu đen, bọ vòi voi,... tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang, …

Trên cây công nghiệp lâu năm:

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi gây hại chủ yếu trên cây cà phê chè ở Lâm Đồng. Rệp sáp, rệp vảy, mọt đục thân/cành, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,...tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn ra hoa- quả non.

 - Cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, bệnh chết nhanh, tuyến trùng rễ, rệp sáp,... gây hại cục bộ.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư ,...tiếp tục phát sinh và gia tăng gây hại điều giai đoạn ra hoa - đậu quả.

- Cây cao su: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh nấm hồng,...tiếp tục gây hại nhẹ trên các vườn cao su.

- Cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, .... tiếp tục hại.

Theo: Cục BVTV

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀ ANH
Địa chỉ: Tổ 3, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Email: haanhjsc1981@gmail.com
Điện thoại: 0243 883 2586/ 0243 883 2356
Fax: 0243 883 2728
Website: http://haanhgroup.vn
Copyright © 2019 Agriplus.vn